Tin tức

Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá cao nhưng thị trường thép ‘trầm lắng’

(DNVN) -Công nghiệp chế biến, chế tạo máy tăng trưởng khá cao, dó là nhận định vừa được Bộ Công Thương đưa ra trong báo cáo về tình hình hoạt động công nghiệp tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2018.
Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá cao
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) 10 tháng qua duy trì được đà tăng trưởng, với mức tăng khá cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 10 ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 9,5%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%.
Tính chung 10 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,4%, cao hơn so với mức tăng 9,6% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%, đóng góp 9,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,6%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm mức tăng chung .

Xem thêm: máy hàn tig, máy hàn điện tử, máy hàn cơ

Qua đó, có thể thấy tăng trưởng sản xuất công nghiệp ngày càng được cải thiện rõ rệt. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng khá cao và là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành, phù hợp với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ngành (phát triển giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, thiên nhiên). Kết quả này tiếp tục phản ánh những giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất trong thời gian qua của Bộ Công Thương đã phát huy tác dụng.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Xăng, dầu tăng 47,4%; sắt, thép thô tăng 40,5%; ti vi tăng 26,3%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 23,3%; Alumin tăng 95,7%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 21,4%.

Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Phân hỗn hợp NPK tăng 2,6%; phân u rê giảm 1,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí bằng cùng kỳ năm trước; dầu thô khai thác giảm 10,5% (cùng kỳ năm 2017 giảm 10,8%).

Đặc biệt, trong tháng 10, thị trường thép xây dựng nội địa được coi là ‘trầm lắng’ do tình hình thời tiết không thuận lợi như triều cường, mưa nhiều tại một số khu vực đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ thép tại thị trường xây dựng dân dụng, đồng thời, đây cũng là giai đoạn các các công trình hoàn thiện, ít dự án mới khởi công.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá cao
Trong những tháng qua, ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu khiến xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, các thị trường quen thuộc trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia cũng đã khởi xướng các vụ kiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đang là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành thép Việt Nam.

Vì vậy, cùng việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước. Đồng thời nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhằm giảm đến mức thấp nhất việc các nước cho rằng Việt Nam lẩn tránh thuế.

Nhật Tân (doanhnhanviet.net.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *